Cách mở bài Lặng lẽ Sa Pa hay và ấn tượng nhất cho các dạng đề

Mở bài chung Lặng lẽ Sa Pa

Mở bài Lặng lẽ Sa Pa giúp bạn bao quát được các nét nổi bật của tác phẩm, liên hệ đến nhiều ngữ cảnh và đối tượng khác nhau. Bắt đầu bằng một mở bài giới thiệu chung, bạn có thể mở rộng phạm vi để bàn về nhiều khía cạnh khác nhau của tác phẩm một cách toàn diện hơn.

Mở bài Lặng lẽ Sa Pa trực tiếp

Mở bài Lặng lẽ Sa Pa trực tiếp giúp truyền tải ý chính một cách nhanh chóng và trực quan đến người đọc. Một mở bài trực tiếp thường mang tính thuyết phục cao cũng như giúp bạn tiết kiệm thời gian.

Mở bài trực tiếp 1:

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? Ai cũng một thời trẻ trai, cũng thường nghĩ về đời mình”. Con người sinh ra và lớn lên ai chẳng mong muốn sống một cuộc đời có ý nghĩa góp ích cho xã hội? Trên thực tế, có những con người vẫn còn rất trẻ nhưng đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để làm những công việc cao cả và đáng quý nhất. Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long chính là một hình tượng đẹp như thế.

Mở bài trực tiếp 2:

Có những con người bình thường nhưng vĩ đại, có những con người không tên nhưng lại làm nên những điều phi thường. Tựa như nốt trầm xao xuyến, những người không tên ấy chính là đại diện cho Cả một thế hệ người lao động miệt mài đóng góp thầm lặng vào công cuộc xây dựng tổ quốc. Đó chính là bác kĩ sư vườn rau, là anh bạn đồng nghiệp trên đỉnh Phanxipang hay cũng chính là anh thanh niên lao động trên đỉnh Yên Sơn mà nhà văn Nguyễn Thành Long đã từng khắc họa trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

Mở bài trực tiếp 3:

Nguyễn Thành Long là một cây bút viết truyện ngắn, nhưng vẻ đẹp trong tác phẩm của ông lại không nằm ở những phát hiện sắc sảo, táo bạo mà nghiêng về tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng, trong trẻo nhưng vẫn có sức lan tỏa sâu rộng, lâu bền. Lặng lẽ Sa Pa là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách đó của ông, nhà văn đã giới thiệu với người đọc một vùng đất lặng thầm nhưng ở đó vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc, cống hiến quên mình cho quê hương, đất nước. Giữa một không gian hư ảo của Sa Pa với núi cao, mây trắng nhưng cũng đầy cô đơn, kỳ lạ thay, cuộc gặp gỡ ngắn ngủi lại trở nên ấm áp và chan chứa tình người.

Bạn có thể áp dụng lối mở bài Lặng lẽ Sa Pa trực tiếp từ việc giới thiệu tác giả, tác phẩm

Mở bài Lặng lẽ Sa Pa gián tiếp

Bằng cách khơi gợi sự tò mò, mở bài Lặng lẽ Sa Pa gián tiếp thúc đẩy người đọc tiếp tục quan tâm và muốn khám phá thêm về nội dung chính của bài viết. Mở bài gián tiếp có thể giúp bạn tạo ra một cảm xúc hoặc một bối cảnh, thể hiện tư duy phân tích văn học, từ đó ghi điểm trong mắt giáo viên chấm bài.

Mở bài gián tiếp 1:

“Mặt trời lắng xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

(Trích “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)

Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, nhà thơ Huy Cận đã khắc họa vẻ đẹp hình tượng con người lao động khỏe khoắn trên phông nền thiên nhiên hùng vĩ của thuyền biển tại Hạ Long. Cũng viết về hình tượng người lao động nhưng không sôi nổi, hừng hực mà là một “nốt trầm” lặng lẽ, cao đẹp, nhà văn Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đã hướng ngòi bút của mình đến những con người vô danh nhưng vẫn luôn âm thầm cống hiến, đóng góp sức lực của mình cho Tổ quốc thân yêu. Lặng lẽ Sa Pa trở thành một bản ballad dịu nhẹ đang ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp những con người say mê, miệt mài với lý tưởng sống đẹp đẽ, sống vì cộng đồng.

Mở bài gián tiếp 2:

Trong bài thơ Nghĩ lại về Paustovsky, Bằng Việt từng chiêm nghiệm:

“Những trang sách đi suốt đời vẫn nhớ

Như những đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu”.

(Trích “Nghĩ lại về Paustovsky” – Bằng Việt)

Mạch nước âm ỉ dưới vách núi đã đổi thay qua những ngày xuân xanh đến những chiều thu buồn. Những đền đài rồi cũng sụp đổ dưới ánh chiếu của thời gian, những tranh tượng theo đó mà tiêu tan, hóa thành bụi vàng của quá khứ. Ấy vậy mà có những tác phẩm vẫn tồn tại bền bỉ tựa dòng suối chảy mãi trong tâm hồn bao thế hệ hôm qua, hôm nay và ngày mai. Ẩn chứa trong những tác phẩm đó là thế giới được nhà văn phác họa một cách nhẹ nhàng mà lắng đọng, đẹp đẽ mà không khoa trương, giản dị mà chẳng kém phần tinh tế. Lặng lẽ Sa Pa chính là một trong số đó. Nguyễn Thành Long đã dẫn lối ta đến với xứ sở của những con người lao động miệt mài mà thầm lặng. Nhân vật anh thanh niên chính là biểu tượng cho phẩm chất và con người ở miền đất ấy.

Mở bài gián tiếp 3:

Nhà thơ Tố Hữu đã ngợi ca hình ảnh người lao động bằng những vần thơ tràn đầy niềm tin yêu:

“Hỡi những chàng trai, những cô gái yêu

Trên những đèo mây, những tầng núi đá

Hai bàn tay ta làm nên tất cả”

(Trích “Bài ca Xuân 61” – Tố Hữu)

Quả thật, người lao động là hình ảnh đẹp nhất, đáng ca ngợi nhất. Hình ảnh ấy đi vào thơ ca và trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho biết bao văn – nghệ sĩ. Đến với Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, người đọc không khỏi xúc động và cảm phục trước vẻ đẹp của sự hi sinh thầm lặng ở nhân vật anh thanh niên.

Việc dẫn dắt từ các tác phẩm cùng chủ đề người lao động sẽ là một điểm cộng cho mở bài Lặng lẽ Sa Pa gián tiếp của bạn

Mở bài Lặng lẽ Sa Pa nâng cao

Mở bài Lặng lẽ Sa Pa nâng cao thường dẫn dắt logic về một khía cạnh phức tạp của chủ đề. Một mở bài nâng cao yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và một sự hiểu biết sâu rộng về chủ đề mà tác phẩm hướng đến.

Mở bài nâng cao 1:

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải đã viết:

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

(Trích “Một mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Có thể thấy, đối với Thanh Hải, lí tưởng sống của ông là sống để cống hiến. Và giữa văn đàn nở rộ những tác phẩm độc đáo, ta dường như lại gặp được một nhân vật có chung lý tưởng sống đó. Đó không ai khác chính là anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Đó là một chàng trai không tên, không tuổi sống một mình trên tỉnh Yên Sơn, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu với hình ảnh lạc quan, chân thành, hăng say lao động cống hiến cho đất nước.

Mở bài nâng cao 2:

Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà thăng hoa. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi hướng tới của văn học, làm cho tâm hồn con người thêm phong phú. Có lẽ vì vậy mà nhà thơ Huy Cận với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và nhà văn Nguyễn Thành Long cùng tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” đã đồng điêu khắc họa nên vẻ đẹp của người lao động. Dù là nơi núi cao hay ở nơi biển xa, những người lao động vẫn nhiệt tình, âm thầm cống hiến cho Tổ quốc trong công cuộc xây dựng và kiến thiết nước nhà.

Mở bài nâng cao 3:

“Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta

Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”

Đó là những lời ca mà Vũ Hoàng đã đưa vào bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” thay cho lời tâm tình dành cho những mái đầu xanh. Không chỉ thúc giục trao đi sức trẻ, đó còn là câu ca ca ngợi sự cống hiến nhiệt thành từ mỗi người con của đất nước. Cũng viết về những điều ấy nhưng Nguyễn Thành Long lại vẽ lên bức chân dung con người lao động thầm lặng, khiêm tốn, những người anh hùng vô danh trong Lặng lẽ Sa Pa.

Mở bài Lặng lẽ Sa Pa nâng cao đòi hỏi bạn có lượng kiến thức nền tốt và tư duy văn học sâu sắc

Mở bài Lặng lẽ Sa Pa theo đoạn

Dạng đề phân tích tác phẩm theo đoạn xuất hiện phổ biến trong các kì thi, do đó, bạn hãy bỏ túi ngay các cách triển khai mở bài Lặng lẽ Sa Pa theo nội dung từng đoạn như sau:

Mở bài Lặng lẽ Sa Pa đoạn 1:

Nghệ thuật tập trung vào việc tôn vinh cái đẹp. Nếu cái đẹp là một phần không thể tách rời của cuộc sống, bắt nguồn từ lao động thì nghệ thuật nên xem việc miêu tả cái đẹp của cuộc sống là mục tiêu chính của mình. Xuất phát từ quan điểm ấy, Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của mình đã tập trung xây dựng các hình tượng nhân vật đẹp cả trong tâm hồn và tính cách. Trong đó, anh thanh niên chỉ xuất hiện chốc lát nhưng là điểm sáng nổi bật nhất của bức tranh mà tác giả tập trung thể hiện.

Mở bài Lặng lẽ Sa Pa đoạn 2:

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên, cô kỹ sư và bác họa sĩ là một khoảnh khắc đáng nhớ, nơi những tâm hồn gặp gỡ và giao hòa giữa khung cảnh thiên nhiên Sa Pa tĩnh lặng. Từ lời giới thiệu ban đầu đến những tương tác chân thành, đoạn văn này mở ra một bức tranh sống động về sự kết nối giữa con người, nghề nghiệp và niềm đam mê. Với phong cách viết nhẹ nhàng, tinh tế, Nguyễn Thành Long đã khéo léo khắc họa hình ảnh người thanh niên yêu nghề, cô kỹ sư trẻ đầy hoài bão và bác họa sĩ lão thành, tạo nên một bức tranh đầy ý nghĩa và cảm xúc. Chính trong cuộc gặp gỡ này, ta cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của con người lao động trong thời kỳ mới và những giá trị tinh thần mà họ mang lại.

Mở bài Lặng lẽ Sa Pa đoạn 3:

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, khoảnh khắc rời xa giữa anh thanh niên, cô kỹ sư và bác họa sĩ không chỉ đơn thuần là một cuộc chia tay mà còn thể hiện sự chia sẻ những tình cảm chân thành, sự thấu hiểu sâu sắc giữa ba con người đến từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đoạn chia tay này thấm đượm vẻ đẹp của tình người và những cảm xúc lắng đọng, làm nổi bật sự gắn bó và những kỷ niệm ngắn ngủi nhưng ý nghĩa. Qua cách miêu tả tinh tế và giàu cảm xúc, Nguyễn Thành Long không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên Sa Pa tĩnh lặng mà còn cho thấy giá trị nhân văn, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai về tình người và sự kết nối giữa những tâm hồn đồng điệu.

Từ lời kể của bác lái xe đến cuộc gặp gỡ, chia xa giữa anh thanh niên với bác họa sĩ và cô kĩ sư, mỗi đoạn mang một ý nghĩa sâu sắc và riêng biệt

Mở bài Lặng lẽ Sa Pa theo chủ đề

Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa đã xuất hiện trong nhiều đề thi và được mổ xẻ theo đa dạng chủ đề khác nhau. Vì vậy, việc mở bài Lặng lẽ Sa Pa theo từng chủ đề sẽ là một chiến lược thông minh để chuẩn bị cho việc ôn tập.

Mở bài Lặng lẽ Sa Pa cảm nhận về nhân vật cô kĩ sư:

Lặng lẽ Sa Pa là thành quả quý giá sau chuyến đi thực tế lên miền Tây Bắc của nhà văn Nguyễn Thành Long. Trong bức tranh về Sa Pa tĩnh lặng mà ông khắc họa, ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng, yên ả của thiên nhiên mà còn xúc động trước những con người đã cống hiến hết mình cho lao động sản xuất vì mục tiêu chung. Bên cạnh đó, tác giả còn khắc họa chân dung của những người trẻ đầy hoài bão và nhiệt huyết như cô kỹ sư nông nghiệp trẻ, hướng người đọc đến sự trân trọng và ngưỡng mộ đối với những nỗ lực thầm lặng của họ.

Mở bài Lặng lẽ Sa Pa phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người:

Xanh ngát trong nền văn học Việt Nam thế kỷ 20, cây bút Nguyễn Thành Long nổi bật với phong cách riêng. Không khai thác hiện thực cuộc sống khốc liệt, sắc cạnh và sôi sục như nhiều nhà văn khác, văn chương của Nguyễn Thành Long mang giọng điệu êm dịu như một bài thơ, nhỏ xinh run rẩy như một bông cúc chớm nở trong sương sớm. Đọc tác phẩm của ông, ta như lạc vào một không gian thơ mộng, nơi vẻ đẹp của thiên nhiên và đất trời hòa quyện trong yêu thương. Nguyễn Thành Long đã khéo léo giới thiệu với người đọc một vùng đất trữ tình, vừa cuồn cuộn sắc màu hoang dã, vừa rạng rỡ bởi những con người đang ngày đêm làm việc cống hiến quên mình cho quê hương, đất nước qua truyện ngắn kinh điển Lặng lẽ Sa Pa.

Mở bài phân tích vẻ đẹp người lao động trong Lặng lẽ Sa Pa:

Khi nhắc đến những tác phẩm viết về cuộc sống mới trong thời kỳ hòa bình và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, sẽ thật thiếu sót nếu không đề cập đến truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. Trên những sườn núi cao chót vót của Tây Bắc, Sa Pa hiện lên như một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi cảnh đẹp say đắm lòng người mà còn bởi những con người bình dị, chất phác đang âm thầm góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tác phẩm đã khắc họa chân thực vẻ đẹp của những con người lao động trong thời kỳ ấy.

Bạn nên triển khai mở bài Lặng lẽ Sa Pa bám sát với chủ đề của bài thi

Gợi ý dàn ý phân tích Lặng lẽ Sa Pa

Sau khi tìm hiểu các dạng mở bài Lặng lẽ Sa Pa, bạn có thể tham khảo thêm dàn ý phân tích tác phẩm. Dàn ý phân tích Lặng lẽ Sa Pa giúp bạn nắm được khái quát nội dung và hướng triển khai bài viết, từ đó định hướng phân tích và cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc và logic hơn. Cụ thể:

I. Mở bài

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Khái quát nội dung

II. Thân bài

1. Bức tranh thiên nhiên Sa Pa

a) Miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên

b) Ý nghĩa của thiên nhiên trong truyện

2. Hình ảnh con người lao động

a) Anh thanh niên

b) Cô kỹ sư

c) Bác họa sĩ

3. Giá trị nhân văn của tác phẩm

a) Tôn vinh người lao động

b) Thông điệp về tình yêu quê hương, đất nước

III. Kết bài

a) Khái quát lại giá trị tác phẩm

Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm đầy ý nghĩa, tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động.

b) Nhận định về tác giả

Nguyễn Thành Long đã thành công trong việc khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa và những con người lao động giản dị, qua đó gửi gắm thông điệp sâu sắc về cuộc sống và con người.

c) Liên hệ, mở rộng

Tác phẩm mang giá trị bền vững, gợi nhắc cho thế hệ sau về ý nghĩa của sự cống hiến và tình yêu đối với quê hương, đất nước.

Việc xây dựng dàn ý đầy đủ và chi tiết giúp bạn làm bài hiệu quả và nhanh chóng

Mở bài Lặng lẽ Sa Pa hay cần đáp ứng những điều kiện nào?

Để có được mở bài Lặng lẽ Sa Pa hay và cuốn hút, bạn cần lưu ý những yếu tố sau:

Mở bài Lặng lẽ Sa Pa chứa đầy đủ các điều kiện cần thiết giúp bạn tự tin chinh phục điểm cao trong các kì thi lớn

Để viết một bài mở bài Lặng lẽ Sa Pa đạt điểm cao, bạn có thể áp dụng các phương pháp mở bài trực tiếp, gián tiếp và nâng cao để thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng sâu sắc cho giáo viên ngay từ những câu chữ đầu tiên. Ngoài ra, luyện tập các cách viết mở bài khác nhau giúp bạn tự tin và tiết kiệm thời gian khi làm bài thi.