Cập nhật giá sầu riêng hôm nay ngày 19/7/2024
Giá sầu riêng hôm nay qua khảo sát đồng loạt đi ngang tại cả ba khu vực Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, dao động từ 45.000 đồng/kg đến 105.000 đồng/kg, tuỳ loại. Đáng chú ý, sầu Thái lựa đẹp và sầu Ri6 mua xô tiếp tục là các mặt hàng có giá cao nhất và thấp nhất.
Sầu Thái lựa đẹp tại Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ hiện đang có giá từ 102.000 đồng/kg đến 105.000 đồng/kg. Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực Tây Nguyên đang đi ngang trong khoảng 100.000 – 103.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay loại Ri6 mua xô tại khu vực Tây Nam Bộ là 47.000 – 48.000 đồng/kg, Đông Nam Bộ là 48.000 – 50.000 đồng/kg và Tây Nguyên là 45.000 – 50.000 đồng/kg.
Bảng giá sầu riêng hôm nay ngày 19/7 theo vùng và theo chủng loại:
Giá sầu riêng Tây Nam Bộ (Đơn vị tính: đồng/kg)
Giá sầu riêng Đông Nam Bộ (Đơn vị tính: đồng/kg)
Giá sầu riêng Tây Nguyên (Đơn vị tính: đồng/kg)
Sầu riêng cấp đông có cơ hội xuất khẩu
Theo Nhà tư vấn đầu tư, xuất khẩu hàng Việt Nam chất lượng cao – bà Vũ Kim Hạnh, chia sẻ, có ít nhất ba cơ hội để thay đổi thị trường cũng như nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản khi chuyển sầu riêng từ dạng trái cây tươi sang cấp đông, theo Báo Đắk Lắk.
Đầu tiên, các vùng trồng trọng điểm như Tây Nguyên sẽ không chỉ giới hạn xuất khẩu sầu riêng ở Trung Quốc mà còn mở rộng sang Thái Lan. Sầu riêng không chỉ được cấp đông và đóng gói mà còn có thể được chế biến thành các sản phẩm cao cấp và thực phẩm chuyên biệt để xuất khẩu sang châu Âu và Hoa Kỳ. Với các phương thức bảo quản và tiêu thụ sầu riêng cấp đông hiện đại, khi thị trường trong nước quen dần, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân sẽ thay đổi, tạo cơ hội lớn cho nông sản Tây Nguyên phát triển.
Thứ hai, không cần phải thu hoạch sầu riêng tươi nguyên trái mà có thể xử lý bóc múi và cấp đông. Đây là phương pháp xử lý tốt hơn, đảm bảo thời gian bảo quản và chất lượng trái cây ổn định, an toàn. Tình trạng thu hoạch sớm và sử dụng hóa chất bảo quản nguy hiểm sẽ được loại bỏ, đồng thời tăng giá trị của sầu riêng cấp đông và làm cho việc tiêu thụ trở nên thuận lợi, không phụ thuộc vào mùa vụ.
Thứ ba, quy trình và nhận thức canh tác của người nông dân sẽ thay đổi nhờ việc chuyển hướng thu hoạch và bảo quản sầu riêng cấp đông. Từ đó chuỗi giá trị đầu tư mới vào nông nghiệp nông thôn sẽ được tạo ra, đa dạng hóa và xã hội hóa nguồn lực sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên. Trong lịch trình sản xuất, người nông dân sẽ chủ động và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời nâng cao nhận thức và cơ hội làm giàu.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk – ông Vũ Đức Côn, những cơ hội này cần được các cấp quản lý và ngành chức năng quan tâm, và chính quyền các địa phương nên áp dụng thực tế. Khó khăn chính của việc thay đổi này hiện tại là hệ thống kho lạnh chuyên dụng và các kho bảo quản nông sản chất lượng cao ở các địa phương, cụ thể tại Đắk Lắk vẫn còn hạn chế và thiếu sự quy hoạch đồng bộ, tập trung để đảm bảo chất lượng và sản lượng thu hoạch tốt cho những vùng chuyên canh diện tích lớn.
Cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp và người nông dân cũng cần có sự hợp tác trong việc xuất khẩu sầu riêng cấp đông để xây dựng hệ thống vận tải chuyên dụng và các dịch vụ logistics chất lượng, an toàn và bền vững hơn.
Từ khâu canh tác đến chế biến thực phẩm, cần được quảng bá rộng rãi với cộng đồng xã hội và đến từng người nông dân để thực sự tạo nên nhận thức về chuỗi cung ứng nông sản giá trị cao và chuyển biến mạnh cho sầu riêng xuất khẩu.