Giá sầu riêng hôm nay ngày 20/7: Đi ngang 1 tuần liên tiếp

Cập nhật giá sầu riêng hôm nay ngày 20/7/2024

Giá sầu riêng hôm nay tiếp tục ổn định ở cả ba khu vực Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, chính thức xác lập 1 tuần đi ngang.

Giá sầu riêng hôm nay ngày 20/7 loại Ri6 và sầu Thái tiếp đà lặng sóng ở cả ba khu vực Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, chính thức xác lập 1 tuần đi ngang

Trong đó, giá sầu riêng Tây Nam Bộ loại Thái đẹp ổn định trong khoảng 102.000 – 105.000 đồng/kg; giá sầu Thái mua xô đi ngang quanh ngưỡng 82.000 – 85.000 đồng/kg; còn giá sầu Ri6 lựa đẹp duy trì từ 60.000 đồng/kg đến 62.000 đồng/kg; giá sầu Ri6 mua xô đang dao động trong khoảng 47.000 – 48.000 đồng/kg.

Song song đó, giá sầu riêng Đông Nam Bộ loại Thái lựa đẹp dao động trong khoảng 102.000 – 105.000 đồng/kg, sầu Thái mua xô 82.000 – 85.000 đồng/kg và sầu Ri6 lựa đẹp 60.000 – 62.000 đồng/kg. Riêng giá sầu Ri6 loại mua xô được bán với giá thấp hơn từ 47.000 đồng/kg đến 48.000 đồng/kg.

Giá sầu riêng Tây Nguyên loại Thái lựa đẹp và sầu Thái mua xô đang được thương lái thu mua với giá tương ứng là 102.000 – 105.000 đồng/kg và 80.000 – 83.000 đồng/kg. Ngoài ra, giá sầu riêng hôm nay ngày 20/7 loại Ri6 lựa đẹp và giá sầu Ri6 mua xô cũng lần lượt ổn định trong khoảng 60.000 – 63.000 đồng/kg và 45.000 – 50.000 đồng/kg.

Chặn đà phát triển nóng của sầu riêng, Tây Nguyên nâng cao chất lượng xuất khẩu

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng thống kê, năm 2023, toàn tỉnh đạt sản lượng xuất khẩu sầu riêng tươi tới 22.482 tấn… giá trị xuất khẩu hơn 101,4 triệu USD.

Một nông dân tại xã Đạ Rsal (huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) – ông Nguyễn Nghĩa Dũng hiện đang có 7ha sầu riêng. Khi xuống giống sầu riêng, ông Dũng đã xác định trồng với quy mô lớn ngay từ ban đầu, canh tác vườn thuần để có những vụ mùa cho trái đồng loạt.

Quy trình canh tác được gia đình ông Nguyễn Nghĩa Dũng tuân thủ nghiêm túc theo VietGAP theo quy định. Chính vì thế, ông Dũng rất thuận lợi khi xây dựng mã số vùng trồng, gần như không phải thay đổi quy trình canh tác nhiều.

Tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk – thủ phủ sầu riêng của cả nước, địa bàn đang có gần 7.200ha sầu riêng và có hơn 4.000ha kinh doanh. Huyện này dự kiến đạt hơn 80.000 tấn trong niên vụ năm 2024. Doanh thu từ sầu riêng toàn huyện đạt hơn 5.000 tỉ đồng bình quân mỗi năm.

Tại Tây Nguyên, sầu riêng ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk có chất lượng cao, xuất khẩu ra nhiều thị trường nước ngoài

Tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, ngành nông nghiệp đã và đang yêu cầu người nông dân không nên phát triển nóng cây sầu riêng, tránh tình trạng nguồn cung vượt cầu, nông sản bị ép giá.

Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách, cơ quan có thẩm quyền đang tiến hành quy hoạch và cấp mã vùng trồng để sầu riêng của khu vực có chỗ đứng ở thị trường trong và ngoài nước, bảo đảm phát triển bền vững trong tương lai.

Cụ thể, Hợp tác xã (HTX) Minh Phát Farms (thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai) và HTX Nông nghiệp xanh Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) đã ký kết để hợp tác xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.

Sở NNPTNT tỉnh Đắk Lắk – địa phương trồng sầu riêng nhiều nhất cả nước thống kê, với diện tích hơn 22.500ha. Trong khi đó, diện tích cho thu hoạch khoảng 11.000ha. Hiện nay, chỉ mới có khoảng 50 vùng trồng sầu riêng của tỉnh được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số, tổng diện tích gần 2.200ha.

Theo thông tin từ lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Đắk Lắk, sở cũng đã khuyến cáo các địa phương nhắc nhở người dân không ồ ạt trồng sầu riêng. Bà con phải bảo đảm những yêu cầu điều kiện mà cơ quan chức năng đã đặt ra nếu có chuyển đổi cây trồng.

UBND tỉnh còn được đơn vị tham mưu ban hành văn bản hướng dẫn bà con tuân thủ nghiêm ngặt việc xây dựng mã vùng trồng, cơ sở đóng gói đúng theo quy định để bảo đảm chất lượng nông sản. Người dân và doanh nghiệp cần tập trung vào khâu chế biến sâu căn cứ theo tình hình hiện tại, để cho ra đời các sản phẩm khác gắn liền với sầu riêng nhằm đa dạng hóa sản phẩm gắn liền với loại nông sản giá trị cao này.